VN | EN



× Trang chủ Vị trí Mặt Bằng View 360 Tiện ích Giá trị đầu tư Tin Tức Thư viện Tiến độ Liên hệ

Tin tức

QUỐC HỘI THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 1

 Sáng 16/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1.

 

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã cho ý kiến tại Tổ và Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Trên cơ sở 320 ý kiến nhất trí, 50 ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Làm rõ nhiều nội dung ý kiến, kiến nghị của đại biểu Quốc hội liên quan đến dự án 

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, việc đầu tư Dự án nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua. Đồng thời, việc đầu tư các tuyến cao tốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có tuyến cao tốc đi qua; khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực phát triển không gian vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ việc lập Dự án phải bảo đảm tầm nhìn dài hạn. Có ý kiến đề nghị các địa phương cần cập nhật Dự án trong quá trình lập quy hoạch tỉnh, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống quy hoạch. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự án được lập trên cơ sở xem xét sự phù hợp với các quy hoạch mạng lưới đường bộ, mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050... Chính phủ đã chỉ đạo triển khai đồng thời 05 quy hoạch (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không) là điều kiện thuận lợi để hoàn thành ý tưởng quy hoạch một hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo 

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc đầu tư Dự án theo phương thức đối tác công tư do khả thi về mặt tài chính, nhà đầu tư quan tâm để giảm bớt gánh nặng cho đầu tư công trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn chế. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay, Dự án nhận được sự quan tâm của một liên danh nhà đầu tư đề nghị giao thực hiện Dự án. Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với liên danh nhà đầu tư này. Tuy nhiên, đánh giá sơ bộ tiến độ đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo quy định (trình tự thủ tục về lựa chọn, đấu thầu nhà đầu tư, ký kết hợp đồng...) khó đáp ứng tính cấp thiết đầu tư của Dự án. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay việc thu xếp, tiếp cận nguồn tín dụng của các nhà đầu tư còn khó khăn, đồng thời thực tế triển khai một số dự án BOT thời gian qua cho thấy tiến độ chưa đạt yêu cầu đề ra và khó xác định được thời gian hoàn thành. Do đó, nếu triển khai theo phương thức đối tác công tư sẽ không bảo đảm được tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công.

Một số ý kiến cho rằng thiết kế với quy mô 04 làn xe và bố trí điểm dừng xe khẩn cấp là không đáp ứng nhu cầu vận tải, khó bảo đảm an toàn giao thông, dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn, do đó, đề nghị thiết kế có làn dừng khẩn cấp và quỹ đất dự trữ nhằm mở rộng đường khi cần thiết. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh làm rõ, trong thời gian đầu khi lưu lượng giao thông chưa quá cao, việc đầu tư theo phương án phân kỳ giai đoạn 1 của Dự án đầu tư với quy mô 4 - 6 làn xe là phù hợp với nhu cầu vận tải và khả năng cân đối vốn. Tuy nhiên, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ được thực hiện theo quy mô 6 - 8 làn xe hoàn chỉnh để thuận lợi cho việc mở rộng về sau và bảo đảm tầm nhìn dài hạn.

Có ý kiến cho rằng thời gian triển khai theo tiến độ yêu cầu rất ngắn, trong bối cảnh, nhiều dự án quan trọng quốc gia cùng được triển khai thực hiện sẽ khó bảo đảm được tiến độ hoàn thành Dự án. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, để bảo đảm tiến độ cho Dự án, Chính phủ đã đề xuất các cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho Dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Do đó, trường hợp được Quốc hội thông qua việc tổ chức thực hiện Dự án sẽ rút ngắn được thời gian hơn so với thông thường.

Các đại biểu Quốc hội tại hội trường

Làm rõ vai trò của Bộ Giao thông vận tải trong việc phối hợp với các địa phương khi tham gia đầu tư vào các dự án thành phần, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và tiến độ hoàn thành Dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay, Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành sẽ là cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở bảo đảm thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các dự án thành phần phân cấp cho địa phương chủ quản đầu tư; tiếp nhận quản lý, vận hành khai thác đối với các dự án thành phần là đường cao tốc.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội để thể hiện trong dự thảo Nghị quyết. Trong đó, đề nghị Chính phủ trên cơ sở số liệu khảo sát chi tiết và các giải pháp thiết kế cụ thể sẽ tính toán theo quy định, cập nhật chi phí nguyên vật liệu tại thời điểm quyết định đầu tư để xác định chính xác các chi phí đầu tư, bảo đảm tính đúng, tính đủ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Đề nghị trong giai đoạn 2021 - 2025 các địa phương có cam kết bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện và bố trí bổ sung trong trường hợp tăng tổng mức đầu tư Dự án. Đồng thời, làm rõ trường hợp giảm tổng mức đầu tư Dự án sẽ xử lý như thế nào. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan trong bước triển khai Dự án cần nghiên cứu rút kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai các dự án, đặc biệt dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, từ đó có giải pháp phù hợp. Có cơ chế, chính sách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc tăng tổng mức đầu tư của Dự án, trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Quốc hội quyết nghị đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 bằng hình thức đầu tư công

Sau khi nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 với 475/479 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,38% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Đầu tư khoảng 53,7 km, chia thành 03 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 519,64 ha.

Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2026.

Nghị quyết cũng quy định việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Nghị quyết cũng quy định rõ những nội dung Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội; các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Kiểm toán nhà nước kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện.

Một số hình ảnh tại phiên họp:

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1

Các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước biểu quyết bằng hệ thống điện tử

Các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng biểu quyết bằng hệ thống điện tử

Các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An biểu quyết bằng hệ thống điện tử

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh biểu quyết bằng hệ thống điện tử

Nguồn: Quốc Hội

Tư Vấn

Dong Duong Corporation sở hữu nhiều năm kinh nghiệm cùng tiềm lực tài chính, nhân lực vững mạnh đang từng bước trở thành một trong những công ty đầu tư, phát triển bất động sản chuyên nghiệp hàng đầu thị trường Việt Nam.
La Vida Corporation được thành lập và phát triển bởi đội ngũ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản. Với tiềm lực mạnh về tài chính, vững vàng về kinh nghiệm cùng nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và hiệu quả, La Vida Corporation đang nỗ lực không ngừng để khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Công ty Cổ phần PropertyX (PropertyX) là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị và phân phối bất động sản. PropertyX sở hữu đội ngũ 1.200 nhân sự cùng hệ thống 9 sàn giao dịch quy mô lớn. Mỗi năm PropertyX phân phối thành công ra thị trường từ 8.000 đến 10.000 sản phẩm.
Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với gần 30 năm hoạt động, HDBank hiện là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam và đang vươn ra quốc tế. HDBank có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng về dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Năm 2020 đánh dấu quá trình 17 năm phát triển bền vững của CBRE tại Việt Nam. Sở hữu hơn 700 chuyên viên giàu kinh nghiệm làm việc tại 03 văn phòng lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, CBRE hiện là đơn vị tư vấn chiến lược và cung cấp các dịch vụ về quản lý, vận hành bất động sản hàng đầu tại thị trường Việt Nam.
Là một trong những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và quy hoạch đô thị, NQH Architects đã thực hiện trên 400 dự án khắp Đông Nam Á bao gồm đa dạng các loại hình. Năng lực thiết kế của NQH Architects đã được quốc tế công nhận thông qua các giải thưởng Top 10 Architects Award do BCI Asia trao tặng trong suốt nhiều năm qua.
24 năm hiện diện tại thị trường Việt Nam, Apave đã tham gia xây dựng hàng ngàn dự án nhà ở, công nghiệp và giao thông lớn trên khắp cả nước. Với hơn 1.000 chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng các trang thiết bị công nghệ tiên tiến, Apave đã khẳng định là một trong những đơn vị tư vấn giám sát hàng đầu Việt Nam, vươn ra khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.